Thực hành Nuôi trồng Thủy sản Kết hợp ở Vịnh Yingbin, Trung Quốc
Tóm tắt:
Tập thể nông dân ở Vịnh Yingbin đã tạo ra một hệ thống lớn nuôi trồng kết hợp giúp giảm hàm lượng dinh dưỡng một cách hiệu quả. Nông dân cải thiện chất lượng nước cho nuôi tôm bằng cách kết hợp nuôi trồng rong biển và bào ngư vào hệ thống sản xuất của họ. Các trang trại quay vòng nước ao qua rong biển trước khi sử dụng nước đó vào ao nuôi tôm tăng trưởng. Rong biển có thể được sử dụng để sản xuất bào ngư. Việc phát triển của các hệ thống truyền thống tương tự có thể hỗ trợ tăng cường khả năng bền vững của nuôi trồng thủy sản, cải thiện chất lượng môi trường và thay đổi nhận thức của cộng đồng.
Lauren Bennett
Điều phối viên Hội đồng Tư vấn
Khu bảo tồn Biển Quốc gia Vùng Duyên Hải Olympic
115 East Railroad Avenue
Port Angeles, Washington 98362 USA
Tiến sĩ James Diana
Giáo sư và Giám Đốc
Quỹ Biển Michigan
Đại học Michigan, Trường Tài nguyên Thiên nhiên và Môi trường
Ann Arbor, Michigan, USA
Tiến sĩ Lai Qiuming
Giáo sư
Trường Cao đẳng Nuôi trồng Thủy sản
Đại học Hainan University
Hải Khẩu, Tỉnh Hải Nam, Trung Quốc
Hình: Để cải thiện chất lượng nước cho tôm nuôi, nông dân kết hợp nuôi trồng rong biển vào hệ thống nuôi của họ. Nước thải ra từ các ao được lọc qua khu vực lớn chỉ nuôi trồng rong biển giúp giảm hàm lượng một số chất dinh dưỡng một cách hiệu quả.
Khi sản xuất nuôi trồng thủy sản toàn cầu tiếp tục tăng lên, các nhà nghiên cứu và nông dân đang tìm kiếm nhiều cách để kết hợp các loài sinh vật dinh dưỡng bậc thấp khác nhau, như rong biển và loài 2 mảnh vỏ vào hệ thống nuôi tôm và các loài dinh dưỡng bậc cao khác để giảm các tác động xấu đến môi trường liên quan đến nuôi trồng thủy sản thâm canh.
Các loại hình nuôi trồng thủy sản kết hợp như thế không phải là mới. Các loại hình này đã được áp dụng cả hàng ngàn năm. Trong khi quá trình thương mại hóa nuôi trồng thủy sản đã gây ra các thay đổi sâu sắc và quá trình thâm canh các loại hình nuôi trồng, các nhà nghiên cứu và các nhà thực hành nuôi trồng thủy sản có thể học hỏi rất nhiều từ việc thiết kế và thực hiện các loại hình nuôi trồng thủy sản kết hợp truyền thống.
Trong một nghiên cứu, các tác giả đã cộng tác với nông dân địa phương ở Vịnh Yingbin ở Tỉnh
Hải Nam, Trung Quốc để tiến hành các nghiên cứu về chất lượng nước và bùn lắng ở trong và xung quanh nhiều trang trại kết hợp trong suốt một vụ nuôi tăng trưởng 3 tháng và để thực hiện một khảo sát kinh tế xã hội đối với nông dân địa phương. Hai loại hình hệ thống nuôi trồng thủy sản kết hợp đã được xem xét: một loại hình nuôi thâm canh kết hợp tôm và bào ngư, một mô hình bán thâm canh kết hợp tôm, rong biển và vịt.
Sự kết hợp quy mô lớn
Vịnh Yingbin dài và hẹp nằm về phía tây thành phố Hải Khẩu. Vịnh đã được thay đổi về mặt thủy học bằng một đập xây khoảng từ 4 đến 6 km ngược dòng từ chỗ hợp dòng với eo biển Quỳnh Châu. Đập này đã tạo ra một hồ nước lợ rộng 8.500-km2 ở đó thực hiện nhiều hoạt động nuôi trồng thủy sản khác nhau bao gồm nuôi tôm, vịt, bào ngư và rong biển.
Vịnh được cấp nước từ phía tây bắc bởi dòng chảy từ các ruộng lúa qua một kênh dẫn thẳng. Có nhiều nguồn nước ngầm và nước bề mặt bổ sung, vô số các nguồn dinh dưỡng bao gồm từ hệ thống thoát nước và dòng chảy từ ruộng lúa. Trong khi chưa rõ về các đặc điểm đầu tiên của vịnh thì trước đây có khả năng vịnh là ven rìa rừng đước.
Trong khi một số nông dân ở khu vực này tiếp cận được nguồn nước ngầm sạch thì nhiều người khác lại không có. Để cải thiện chất lượng nước cho nuôi tôm, họ kết hợp nuôi trồng rong biển (chủ yếu là loài Gracilaria verrucosa) và bào ngư vào các hệ thống nuôi tôm của họ. Các trang trại quay vòng nước ao qua các ao nuôi trồng rong biển trước khi sử dụng cho ao nuôi tôm tăng trưởng.
Rong biển được sử dụng hoặc để bán cho sản xuất bào ngư. Tập thể các nông dân ở Vịnh Yingbin đã tạo ra một hệ thống lớn nuôi trồng kết hợp có hiệu quả trong việc làm giảm hàm lượng một số chất dinh dưỡng. Hơn 150 ao ở 2 bên hồ và một khu vực nuôi trồng lớn ngoài trời chỉ có rong biển nằm ngay vị trí ngược dòng đập. Do vậy, nước thải ra từ các ao ngược dòng được lọc qua khu nuôi trồng rong biển trước khi ra khỏi hồ.
Chất lượng nước
Cả hai hệ thống nuôi kết hợp quy mô bán thâm canh và thâm canh đều được xem xét trong nghiên cứu đã duy trì chất lượng nước phù hợp cho sản xuất tôm. Thú vị là số liệu từ khu vực nuôi trồng rong biển đã cho thấy chất lượng nước không giảm đi qua suốt chiều dài 11,5 km lấy mẫu từ vị trí xa nhất ngược dòng đến xuôi theo dòng đập, dù trong khu vực này có quá nhiều các ao nuôi vịt và tôm.
Photphat và tổng hàm lượng ammonia ở các trang trại nuôi trồng rong biển luôn thấp hơn ở các vị trí ngược dòng. Hàm lượng nitrit cũng thấp hơn ở các vị trí xuôi dòng, dù các mức giảm không đáng chú ý. Quan sát thấy nhu cầu oxy hóa học, tổng lượng chất rắn lơ lửng và tổng hàm lượng photpho không giảm. Trên thực tế, các thông số này đôi khi cao hơn ở các vị trí xuôi dòng.
Cần nhiều nghiên cứu chi tiết hơn về Vịnh Yingbin để xác định bản chất của những cải thiện về chất lượng nước này, quá trình tuần hoàn nước trong vịnh và vai trò của việc nuôi trồng thủy sản kết hợp có thể làm cải thiện chất lượng nước ở đây.
Kết hợp kinh tế xã hội
Số liệu kinh tế xã hội thu thập từ 22 cuộc phỏng vấn với nông dân chỉ nuôi tôm, chỉ nuôi trồng rong biển, nuôi tôm – rong biển và nuôi tôm – vịt đã đưa ra một triển vọng thú vị về nuôi trồng thủy sản ở Vịnh Yingbin. Một số nông dân ở Vịnh Yingbin vững tin là nuôi trồng thủy sản kết hợp đã cải thiện chất lượng nước và đem đến các mức sản lượng tốt hơn đối với mọi loài có liên quan. Các kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng nông dân nhận thức được các tình trạng môi trường xấu ở vịnh và quan tâm đến việc tìm kiếm các cách để giải quyết các vấn đề về môi trường này.
Những người đã hoàn tất cuộc khảo sát có khuynh hướng là nông dân quy mô nhỏ sở hữu hoặc quản lý một vài ao. Nông dân chỉ nuôi tôm có lợi nhuận gộp nhiều hơn nhiều những người nông dân khác. Trong khi nông dân nuôi tôm – rong biển ước tính họ sản xuất ra 9.000 – 22.500 kg tôm/ha/năm thì người nuôi tôm ước tính họ sản xuất ra 10.500 kg/ha/vụ. Như vậy, nông dân chỉ nuôi tôm sản xuất tôm trong một vụ 3 tháng nhiều bằng một số nông dân nuôi tôm – rong biển sản xuất trong một năm. Hơn thế nữa, nông dân chỉ nuôi tôm sản xuất nhiều vụ / năm hơn là nông dân nuôi tôm – rong biển và bán được tôm ở mức giá cao hơn. Lợi nhuận mà những nông dân nuôi tôm – rong biển kiếm thêm được từ sản xuất rong biển không bằng với nông dân chỉ nuôi tôm. Chính vì thế, khuyến khích kinh tế đối với mô hình nuôi tôm độc canh vẫn tồn tại. Có thể là các hệ thống kết hợp ít thâm canh được áp dụng chủ yếu bởi những người không có hoặc không thể đủ điều kiện tiếp cận các nguồn nước ngầm sạch có thể cho phép nuôi tôm thâm canh.
Chuyển đổi sang rong biển?
Thật thú vị, các cuộc trao đổi tình cờ với nông dân đã cho thấy họ đang bắt đầu nhận thức nuôi trồng rong biển đem đến ít rủi ro và lợi nhuận vững bền hơn nuôi tôm. Thật ngạc nhiên, căn cứ theo như các kết quả khảo sát, nông dân nuôi tôm nói chung làm ra nhiều tiền hơn nông dân nuôi trồng rong biển.
Tình trạng mắc bệnh hội chứng đốm trắng và các loại virut đã xuất hiện nhiều ở Vịnh Yingbin, trong khi đó các trang trại nuôi bào ngư đã mua rong biển làm thức ăn thì làm ăn khá tốt. Như vậy, sự chắc chắn về lợi nhuận và các chi phí thấp liên quan đến nuôi trồng rong biển – liệu các trang trại bào ngư tiếp tục làm ăn tốt có thể tác động đến nông dân chuyển sang nuôi trồng rong biển nhiều hơn trong tương lai. Vì thế mà chất lượng nước ở vịnh có thể tốt lên.
Rõ ràng là việc kết hợp nuôi trồng rong biển và bào ngư vào các hệ thống nuôi trồng thủy sản xung quanh vịnh Yingbin chưa giải quyết hết mọi vấn đề của chất lượng nước trong vịnh và xung quanh vùng.
Tuy nhiên, vịnh Yingbin nói chung là một ví dụ đầy triển vọng về các tác động kinh tế xã hội và môi trường khả quan của nuôi trồng thủy sản kết hợp khi được thực hiện trên quy mô lớn.
Xây dựng trên truyền thống
Các ảnh hưởng tiêu cực của các hệ thống nuôi trồng thủy sản thâm canh đến sự đa dạng sinh học và sức khỏe sinh thái thường xuyên được nói tới và thảo luận, nuôi trồng thủy sản không có một hình ảnh môi trường tốt ở một số khu vực và trong một số trường hợp.
Tuy nhiên, số liệu sinh thái đã cho thấy nông dân ở Vịnh Yingbin áp dụng các kỹ thuật nuôi kết hợp với một số thành công để nuôi sinh vật dinh dưỡng bậc cao như là tôm thì cần chất lượng nước tốt. Sự tập trung gia tăng vào việc phát triển các hệ thống nuôi trồng thủy sản kết hợp truyền thống như những nông dân đang áp dụng ở Vịnh Yingbin có thể hỗ trợ cho các nỗ lực liên tục để tăng tính bền vững của các hệ thống nuôi trồng thủy sản, cải thiện chất lượng môi trường và thay đổi những nhận thức cộng đồng về nuôi trồng thủy sản.
Hình: Một đập xây ngược dòng từ Vịnh Yingbin tạo ra hồ nước lợ rộng 8.500km2, ở đó thực hiện nhiều hoạt động nuôi trồng thủy sản khác nhau.
Bài viết này được dịch bởi Phòng Kỹ Thuật Công ty TNHH Công Nghệ Sinh Học A.T.C – www.atcvietnam.com.vn
Nguồn: Theo Advocate – Tạp chí thủy sản nuôi toàn cầu tháng 11-12/2012
Gửi phản hồi