Quá trình tiến triển nuôi tôm ở Bangladesh – Hoang đường với thực tiễn
Tóm tắt:
Khi đến với Bangladesh, nghề nuôi tôm đã trải qua nhiều chuyển biến kể từ những năm 1960. Giai đoạn đối kháng ban đầu với ngành nuôi trồng thủy sản là do thông lệ sản xuất nuôi trồng gây ra tranh cãi bởi những người phát triển lúc đầu áp dụng. Đáp lại, các nhà chức trách Bangladesh và các tổ chức từ thiện đã thiết lập các chính sách và thể chế đi theo nguyên tắc nuôi tôm tốt cho môi trường. Những cải thiện về môi trường và xã hội kết hợp với đầu tư nước ngoài tạo ra việc làm đã giúp cho nghề nuôi tôm được thừa nhận rộng rãi ở Bangladesh.
Phó giáo sư – Tiến sĩ Y khoa Saidul Islam
Khoa Xã hội học
Đại học Công nghệ Nanyang
HSS-05-44, 14 Nanyang Drive, Singapore 637332
Bangladesh là một trong 10 quốc gia sản xuất tôm hàng đầu thế giới. Thị trường xuất khẩu chủ lực của Bangladesh là Liên Minh Châu Âu, Mỹ, Nhật và một số quốc gia Trung Đông.
Hình: Tác giả và công nhân nuôi tôm tại khu vực ven biển Bangladesh.
Xuất khẩu tôm tiếp tục là nguồn thu ngoại tệ lớn thứ 2 sau hàng may sẵn ở Bangladesh, thu về khoảng 500 triệu Đô la hàng năm. Khu vực này cung cấp 2 triệu việc làm hỗ trợ hơn 5 triệu người ở Bangladesh.
Những người đánh cá sinh nhai đã và đang đánh bắt tôm cho tiêu dùng nội địa ở Bangladesh hơn hàng trăm năm qua. Tuy nhiên, khởi đầu những ngày nuôi tôm theo định hướng xuất khẩu hiện nay là có từ cuối những năm 1960 khi số nhà máy đông lạnh cá được xây dựng ở Chittagong và Khulna. Kể từ những năm 1980, có một sự gia tăng ấn tượng trong nuôi tôm, đặc biệt ở các vùng ven biển là nơi được gọi là “Cuộc cách mạng xanh dương”. Bộ Thủy sản ước tính khoảng 250.000 ha diện tích trang trại nuôi tôm ven biển sản xuất trung bình 100.000 tấn tôm hàng năm.
Khả năng bền vững
Các cuộc thảo luận liên quan đến nuôi tôm thương phẩm đã xảy ra kể từ lúc khởi sự. Khi có các quan điểm khác nhau trong phạm vi của các tổ chức phi chính phủ và các cộng đồng trí thức xếp từ mức chống đối hoàn toàn đến khuyến khích mạnh mẽ nghề nuôi tôm thương phẩm thì có một việc mà tất cả các nhóm đều kêu gọi là khả năng bền vững.
Bangladesh phát triển mạnh mẽ theo con đường hướng tới khả năng bền vững hơn. Nghiên cứu tiếp tục của tác giả về nghành nuôi tôm tại Bangladesh đã nhận thấy nhiều chuyển biến lớn theo thời gian. Ba giai đoạn chính của nghành nuôi tôm thương phẩm ở Bangladesh có thể được ghi nhận lại là kỷ nguyên đối kháng, kỷ nguyên mâu thuẫn và kỷ nguyên bình thường hóa.
Sự khởi đầu gây tranh cãi
Trong những năm đầu, nghành nuôi tôm Bangladesh phần lớn được duy trì thông qua một hệ thống phức tạp của việc bảo trợ chính trị liên quan đến các quan chức tham nhũng, các chính trị gia địa phương và một nhóm người buôn thuốc phiện. Họ đã bị cám dỗ bởi lợi nhuận ngắn hạn lấy đi từ người dân địa phương. Trong nhiều trường hợp khác nhau, các nhà sản xuất tôm mạnh tay xua đuổi nông dân quy mô nhỏ và ở nơi có thể trồng được lúa, chiếm đoạt đất đai thuộc sở hữu của nhà nước và chuyển đổi một phần rừng đước Sundarban thành các ao nuôi tôm.
Với sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ (NGO), các cộng đồng bị ảnh hưởng đã dấy lên chống lại nuôi tôm kéo dài đến cuối những năm 1990. Cuộc đối kháng đã kết hợp với các phong trào công bằng xã hội khác và vượt xa biên giới quốc gia. Một số người tiên phong trong phong trào đối kháng toàn cầu này bao gồm các tổ chức Hòa bình xanh, Quỹ Công bằng Môi trường và Nijera Kori tiếp tục phản đối nuôi tôm bất chấp những chuyển biến tích cực khác nhau của nghành công nghiệp này hơn thập kỷ qua.
Các vấn đề môi trường và xã hội
Các nhà hoạt động môi trường trong nước và quốc tế đã thành công trong việc thu hút sự chú ý của quốc tế đến các vấn đề thiệt hại về môi trường và xã hội gây ra do ngành công nghiệp tôm. Chính quyền Bangladesh, cùng với các cơ quan từ thiện hưởng ứng theo đó đã thiết lập một loạt các chương trình nghị sự về môi trường cũng như các tổ chức kiểm tra, quản lý chất lượng để chứng minh sự tuân thủ các nguyên tắc nuôi tôm tốt cho môi trường.
Do một loạt nhiều thay đổi về tổ chức, hỗ trợ tiền và kỹ thuật cho các doanh nghiệp mới và nông dân, mọi người bắt đầu nhìn nhận nghành nuôi tôm theo một cách mâu thuẫn hơn. Khi ngoại tệ bắt đầu chảy vào nền kinh tế trong nước, nhiều nông dân trồng lúa bắt đầu chuyển sang nuôi tôm trên cơ sở thử nghiệm. Nhìn chung, sự mâu thuẫn trong nước mạnh mẽ dai dẳng cho đến năm 2003.
Một số tổ chức phi chính phủ (NGO) khi đó đã bắt đầu thay đổi các hoạt động của họ từ đối kháng sang hợp tác và rất nhiều nông dân địa phương thay đổi nghề sinh nhai từ trồng lúa sang nuôi tôm. Tuy kỷ nguyên này đã khiến cho một số tổ chức phi chính phủ xa lánh, nhưng nghành nuôi tôm được người dân địa phương thừa nhận nhiều hơn, ngoại tệ nằm trong số nhiều lý do khác khi tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế địa phương.
Vấn đề quan tâm chính đã chuyển sang không phản đối nuôi tôm và trở lại trồng lúa, nhưng là để đảm bảo chất lượng và khả năng truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu nhà thu mua tôm. Khi đưa vào quy trình HACCP, các biện pháp môi trường và xã hội khác thì các thực hành trong nuôi tôm cũng đã thay đổi.
Các hình thức vi phạm môi trường và xã hội tồi tệ nhất – các vấn đề gây tranh cãi nhất đối với sự phản đối của các tổ chức phi chính phủ (NGO) đã trở thành quá khứ. Trong khi đó vẫn còn các trường hợp tham nhũng và các thực hành nuôi tôm không bền vững xảy ra bên ngoài Bangladesh, hầu hết mọi người nuôi tôm – nhiều trong số họ là nông dân trồng lúa trước đây đều nghĩ nuôi tôm là nghề sinh lãi và đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
Những chuyện hoang đường
Trong khi một số mối quan tâm về môi trường và xã hội liên quan đến nuôi tôm vẫn tồn tại thì nhiều vấn đề gây bất đồng đã dần trở thành “chuyện hoang đường.”
Chuyện hoang đường 1: Nuôi tôm tạo ra ít việc làm hơn canh tác lúa.
Trên thực tế, nuôi tôm đã tạo ra nhiều cơ hội hơn là trồng lúa. Đất hiện sử dụng cho nuôi tôm trước đây cằn cỗi không canh tác hoặc trồng lúa theo vụ năng suất ít hơn và ít có lợi về mặt kinh tế và xã hội. Nuôi tôm nước ngọt thường xen kẽ trồng lúa ở các vùng nước ngọt. Có khối việc làm liên quan đến nuôi tôm đã xuất hiện mà trồng lúa thì không thể tạo ra.
Chuyện hoang đường 2: Nuôi tôm tăng độ mặn so với trồng lúa.
Nước ở bờ biển phía Nam là nước lợ chứ không phải là nước mặn. Nước lợ là một hỗn hợp của nước mặn từ biển và nước ngọt từ các sông. Do đập nước Farakka và các đập khác chắn dòng nước ngọt từ dãy Himalayas, sự hình thành của nước lợ bị cản trở đã có các tác động to lớn lên hệ sinh thái các khu vực ven biển kể cả Sunderban.
“Nuôi tôm có thể góp thêm độ mặn, nhưng không phải là lý do chính như nhiều người mô tả,” chủ tịch của Hiệp hội nuôi tôm Bangladesh phát biểu.
Chuyện hoang đường 3: Nuôi tôm là bất hạnh với phụ nữ.
Sự phát triển của nghề nuôi tôm đã tạo ra nhiều cơ hội cho phụ nữ hơn trước kia. Mặc dù thực tế rằng phụ nữ vẫn đang bị thiệt thòi hơn so với nam giới, một so sánh về địa vị của phụ nữ hiện nay trong xã hội với tình trạng của họ trước khi nghề nuôi tôm thương phẩm xuất hiện cho thấy nghề nuôi tôm đã nâng cao địa vị của họ, mở rộng nhiều cơ hội và phá vỡ sự phân chia giới tính lao động cứng nhắc truyền thống.
Ngành công nghiệp mới
Nuôi tôm cũng biến một số nguồn tài nguyên thiên nhiên không hữu dụng trước đây trở nên hữu dụng và thông dụng hóa. Ví dụ, ốc sên dùng làm thức ăn cho vịt nuôi ở các vùng nông thôn Bangladesh thì nay dùng làm thức ăn cho tôm, đặc biệt cho nuôi tôm nước ngọt tại vùng Khulna. Phụ nữ và trẻ em chủ yếu thu nhặt ốc sên và bán lại cho các nhà buôn.
Hệ thống thu mua ốc sên tạo thêm nhiều việc làm, chẳng hạn như những người tham gia vận chuyển ốc sên bằng xe tải, xe bò hay xe kéo nhỏ tới các ao nuôi tôm. Phụ nữ ở các vùng nuôi tôm đập ốc sên và bán vỏ ốc ra chợ để dùng làm thức ăn cho gia cầm.
Phụ nữ có thể kiếm từ 50 đến 75 takas (khoảng 0,60 đến 1,00 đô la Mỹ) mỗi ngày từ việc đập vỏ ốc sên. Một người mẹ bốn con trả lời phỏng vấn: “Tôi chuyên đập vỏ ốc trong 12 năm qua và thu nhập trung bình khoảng 75 takas gần như mỗi ngày.” Cô cũng nói thêm là trước đây cô không có bất kỳ công việc nào khác để có thể kiếm ra tiền cho đến thời điểm cách đây 12 năm.
“Vàng trắng”
Nhiều doanh nhân trẻ đã có thể thu lãi từ sản xuất ốc sên như trong câu chuyện kể của một người đàn ông.
“Tôi đã trở thành người ‘từ số không đến anh hùng’ nhờ con tôm,” một doanh nhân nói. “Tôi chẳng có gì trong xã hội, không tiền, không được kính trọng, không thanh thế. Tôi xuất thân từ một gia đình nghèo khó. Tôi không có địa vị xã hội, không có “tiếng nói” trong xã hội. Tôi mạo hiểm làm nghề nuôi tôm. Tôi đã làm mọi thứ bằng chính bản thân mình. Tôi bây giờ tự hào về bản thân mình.
“Tôm đã thay đổi cuộc sống của tôi. Tôi bây giờ có khu nuôi khoảng 950 bighas hợp tác chung với hai doanh nghiệp trẻ khác.
Chúng tôi đã kiếm được 400.000 takas (US $ 4.895) năm nay [Tháng Bảy] và mong đợi nhiều hơn vào thời gian cuối năm. Chúng tôi cũng sản xuất gạo ở các khu nuôi của chúng tôi.”
Diện tích thật sự của một bigha có thể khác nhau đáng kể vì các nguồn xác định khác nhau tính theo hệ mét tương đương 1.500 cho đến 12.400 m2. Các khu nuôi là các vuông/mương bao quanh các ruộng lúa được cải tạo với các đê bao ngoài cao thường nhìn thấy ở các khu vực ngập nước suốt phía tây nam Bangladesh.
Khi nền kinh tế địa phương tại Bangladesh hội nhập chuỗi tôm hàng hóa toàn cầu, dòng tiền đổ vào địa phương làm thay đổi cảnh quan văn hóa và xã hội ở nông thôn Bangladesh rất nhiều. Do đó, tôm được coi là “vàng trắng” đối với các cộng đồng địa phương ở Bangladesh.
Hình: Nuôi tôm đi kèm nhiều nghề phụ thuộc kể cả một thị trường cho ốc sên.
Bài viết này được dịch bởi Phòng Kỹ Thuật Công ty TNHH Công Nghệ Sinh Học A.T.C – www.atcvietnam.com.vn
Nguồn: Theo Advocate – Tạp chí thủy sản nuôi toàn cầu tháng 11-12/2012
Gửi phản hồi